Cloudflare là gì? Có nên sử dụng Cloudflare hay không?

Mục lục

1. Cloudflare là gì?

Cloudflare được biết đến với dịch vụ DNS trung gian, điều phối lượt truy cập giữa máy chủ của website với người dùng truy cập qua các lớp bảo vệ của Cloudflare.
Ví dụ cụ thể: Khi bạn truy cập vào website thông qua máy chủ phân giải tên miền DNS (Domain Name Server) thì bạn sử dụng máy chủ phân giải tên miền của Cloudflare và đang truy cập vào Cloudflare. Việc truy cập này sẽ thông qua các máy chủ của Cloudflare thay vì truy cập trực tiếp máy chủ server website của bạn.

Cloudflare thành lập năm 2009 tại Mỹ đến thời điểm hiện tại năm 2021 đã trở thành một trong các nhành cung cấp mạng phân phối nội dung lớn trên toàn thế giới với các dịch vụ như; CDN, chống DDOS, SPDY, chứng chỉ SSL miễn phí, chống SPAM, ...

2. Cloudflare hoạt động như thế nào?

Cloudflare là cả một hế thống đồ sộ hoạt động phức tạp, để hiểu rõ hơn chúng ta cùng đi tìm hiểu một số dịch vụ phổ biến của Cloudflare như sau:

Cloudflare làm việc như thế nào?
Cloudflare

2.1. Bộ nhớ đệm Cache

Dịch vụ CDN của Cloudflare hay còn gọi là bộ nhớ đệm. Bộ nhớ này sẽ cache dữ liệu website của bạn, giúp cho việc truy xuất thông tin trên phạm vi toàn thế giới được nhanh hơn.

Khi người dùng truy cập vào website của bạn thông qua Cloudflare. Cloudflare sẽ kiểm tra trang web của bạn và cập nhật bộ nhớ đệm thường xuyên - định kỳ, sau đó Cloudlfare sẽ phân phối nội dung của bộ nhớ đệm đến bất cứ ai truy cập vào website của bạn.

Lợi ích của dịch vụ CDN của Cloudflare là người dùng trên khắp thế giới sẽ tải trang website của bạn từ bộ nhớ đệm cache ở vị trí gần hơn với tốc độ tốt hơn, giúp cho server website của bạn chịu tại ít hơn và đáp ứng được nhiều người dùng xem được website của bạn cùng một lúc tốt hơn.

2.2. Lọc lưu lượng truy cập Filtering

Chức năng lọc lưu lượng truy cập mà CDN của Cloudflare cung cấp là bộ lọc lượng truy cập đến website nó hoạt động tương đồng như một tưởng lửa với các biện pháp bảo mật, để bảo vệ website của bạn trước những mỗi truy cập nguy hại.

3. Có nên sử dụng Cloudflare hay không?

Để làm rõ hơn câu hỏi trên. Có nên sử dụng Cloudflare hay không chúng ta cùng đi phân tích thêm ưu nhược điểm của Cloudflare qua đó tìm ra câu trả lời là Cloudflare có phù hợp với website của bạn hay không?

3.1. Ưu điểm của Cloudflare

Cloudflare cung cấp gói dịch vụ miễn phí, cách sử dụng đơn gian với việc bạn chỉ việc thay đổi DNS trỏ đến Cloudflare là được. Panpic cũng đã từng giúp nhiều khách hàng nước ngoài cài đặt Cloudflare với các trải nhiệm thú vị như sau:

3.1.1. Lớp bảo vệ chống lại các phương thức truy cập độc hại

Sau khi cài đặt và sử dụng Cloudflare thì toàn bộ lưu lượng truy cập website của bạn đều đi qua Cloudflare, khi lưu lượng đi qua Cloudflare với các dịch vụ nghiệp vụ, Cloudflare sẽ nhận diện được các truy cập độc hại như tấn công DDOS, các nội dung SPAM. Khi sử dụng Cloudflare bạn có thể tạm yên tâm với vấn đề tấn công DDOS.

3.1.2. Tốc độ tải trang

Vì website của bạn được cache trên Cloudflare, nên Cloudflare sẽ phân phối nội dung tới người dùng truy cập vào website của bạn tại nơi server gần nhất, giúp giảm độ trễ.

3.1.3 Tạo bản sao website

Cloudflare sẽ tạo một bản sao thông qua cache, bản sao sẽ cung cấp cho người dùng truy cập website của bạn khi cần.

3.1.4 Cung cấp chứng chỉ SSL miễn phí

Việc thiết lập SSL (Secure Sockets Layer) cho website với https tương đối phức tạp, tuy nhiên Cloudflare sẽ cung cấp chứng chỉ SSL cho website của bạn hoàn toàn miễn phí. Giúp website kết nối an toan ngay cả khi bạn không mua SSL.

3.2 Nhược điểm

Bên cạch những ưu điểm kể trên, bạn cũng nên hiểu một số tình huống bất lợi của dịch vụ Cloudflare.

3.2.1 Tốc độ truyền tải thấp

Tình huống là nếu website của bạn đặt server ở Việt Nam và người dùng truy cập hoặc dịch vụ bạn cung cấp chủ yếu là ở Việt Nam thì việc sử dụng Cloudflare có thể làm chậm tốc độ truyền tải. Nguyên nhận là các CDN của Cloudflare không đặt server - data center ở Việt Nam, họ đặt ở Japan, Singapore. Khi người dùng truy cập từ Việt Nam nó sẽ đi một đường vòng từ VN -> qua Japan hoặc Singapore -> rồi về lại Việt Nam.

3.2.2 Có thể bị chặn bởi Firewall của Cloudflare

Tình huống đặt ra là khi bạn sử dụng host share (khá phổ biến ở Việt Nam). Đôi khi có thể bị Firewall của Cloudflare chặn do bị hiểu nhầm là có một lượng lớn yêu cầu - request từ IP đó tới Cloudflare. Vì host share sử dụng chung IP nến có rất nhiều website có cùng IP.

 

4. Kết luận

Từ một vài phân tích ưu nhược điểm ở mục số 3 hy vọng giúp bạn hiểu được có nên sử dụng dịch vụ Cloudflare hay không? Từ kinh nghiệm đã qua sử dụng, Panpic có vài khuyến cáo chỉ nên sử dụng Cloudflare khi:

  • Server đặt ở nước ngoài, và có lượng truy cập chủ yếu ở nước ngoài hoặc lượng truy cập ở Việt Nam + khắp thế giới (tức đối tượng phục vụ website của bạn là bao gồm cả khách hàng ở Việt Nam và khách hàng nước ngoài).
  • Website của bạn thường xuyên bị tấn công DDOS.
  • Bạn muốn che giấu máy chủ IP của server.

Có thể bạn quan tâm: >> Chọn tên miền - domain cho website như thế nào?

About the Author

Tin liên quan